Làng Nổi Tân Lập phượt trong ngày

508

Xem Tin Nhanh

Làng nổi Tân Lập Long An – địa điễm của du lịch miền Tây

Làng nổi Tân Lập Long An – Địa điểm du lịch thuộc đất miền Tây Long An. Đây là một địa điểm du lịch được dân cư mạng tranh luận khá sôi nổi. Nhiều bài review về Làng nổi Tân Lập Long An khiến mình choáng ngợp. Mình cũng tò mò muốn biết liệu Làng nổi Tân Lập có gì mà dân cư mạng lại bàn luận nhiều đến thế. Rồi một ngày nọ, mình cũng làm chuyến phượt xuống làng nổi, kết quả thật bất ngờ.
Đường đi xa xa xa xa tít…
Từ Sài Gòn, để đi đến Làng nổi Tân Lập Long An bạn có thể đi bằng hai cách như sau:
–    Cách 1: QL 1A=>Hướng miền Tây=>Cầu Tân An=>QL62=>Làng nổi
–    Cách 2: QL22=>Nguyễn Văn Bứa=>ĐT824=>QLN2=>QL62=>Làng nổi

Làng nổi Tân Lập cách Sài Gòn bao xa? Câu trả lời là 100km bạn nhé! Đường thực sự khá xa, vì vậy, nếu như bạn có ý định đi về trong ngày thì chắc chắn bạn phải đi từ rất sớm. Địa điểm du lịch này thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, gần biên giới Campuchia.
Làng nổi Tân Lập Long An – Nỗi buồn của du lịch miền Tây
Đến Làng nổi Tân Lập Long An vào lúc 10h sáng, dưới cái nắng chói chang của đất miền Tây Long An, mình gửi xe và chờ bác bảo vệ hướng dẫn. Mình có hỏi thăm thì họ chỉ mình vào phòng vé để mua vé, bảng giá vé cũng không có gì là quá đắt đỏ, vé 60K/ lượt khách. Nếu bạn muốn vào trong rừng tràm và tiếp tục di chuyển bằng thuyền máy thì có thể thêm 30K nữa. Đợt đó mình muốn trải nghiệm bằng chính đôi chân nên đã đi bộ, chỉ tốn 60K thôi.
Sau khi đi bộ qua một dàn hoa đẹp đẹp mình nhìn thấy vài chú sếu đầu đỏ cao cao, chú sếu này nhìn cũng ngộ ngộ nên mình dừng lại chụp vài bô ảnh. Xong rồi, tiếp tục mình bước qua một dàn cây nhỏ nhỏ, dàn cây này có nhiều lá nên nhìn cũng xinh tươi lắm.
Mình bước xuống thuyền máy để họ chở vào bên trong rừng tràm Tân Lập. Tiếp tục đi được khoảng tầm 3 phút là đã tới rừng tràm, mình bước xuống và bắt đầu khám phá rừng tràm Tân Lập.Nhìn hình ảnh review trên mạng cực đẹp, mình cũng ham hố làm vài bô như mấy bạn trên mạng để trở thành HOTGIRL mạng.Hai bên đường là rừng tràm, đâu đâu cũng là cây tràm, chúng mọc um tùm, xanh tươi mơn mỡn. Mình tiếp tục di chuyển vào bên trong thì cũng chỉ thấy có tràm và tràm. Đoạn kế tiếp lại có hai cây cầu sát cạnh nhau, hai cây cầu được làm từ cây tràm thì phải, mình nhớ không lầm là như vậy. Tạo dáng và chụp vài bô ảnh trên cây cầu rồi mình tiếp tục đi. Bất chợt, trước mắt mình xuất hiện những đàn cò trắng và dòng chữ khu thuần dưỡng chim, có lẽ sự xuất hiện của đàn có trắng này nhằm tạo cảm giác giống như những sân chim ở đất miền Tây, đàn cò trắng làm cho cảnh vật bớt nhàm chán hơn, mình cảm thấy có chút gì đó mới lạ xuất hiện rồi mình lại tiếp tục cuộc hành trình.Những bước đi kế tiếp vẫn là tràm, hướng Đông là tràm, hướng Tây cũng là tràm, hướng Nam cũng là tràm mà Bắc vẫn là tràm, đâu đâu cũng chỉ thấy cây tràm xuất hiện mà không có một điểm nhấn nào quan trọng.

Rồi có một dòng chữ to hiện ra trước mắt mình: Hồ bán nguyệt. Tự dưng lòng mình cảm thấy được trấn an, có lẽ nó làm mình nhớ đến kinh đô ánh sáng giữa lòng Sài Gòn. Mình đã mường tượng trong đầu, có lẽ nó sẽ có hồ nước, xung quanh có những thứ gì đó khiến mình chao đảo, cuối cùng đó là một cái hồ nước đục, với những bậc thang cao cao, nếu leo lên đó sẽ được nhìn thấy toàn cảnh của rừng tràm. Cảm thấy quá thất vọng nên mình buồn quá đi khám phá tiếp.

Rồi vẫn đôi chân đó, mình len lõi vào tận sâu trong lòng rừng tràm. Và có lẽ, không có gì hơn vẫn chỉ là tràm. Mình nhìn thấy dòng chữ “Quay lại bến tàu” thế là mình buồn quá bỏ của chạy lấy người.
Thực sự mà nói, từ Sài Gòn đến Làng nổi Tân Lập Long An là một quảng đường khá xa (100km), nếu như phải vượt qua muôn vàn bão tố mà sau đó được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ thì bao xa mình cũng đi được. Nhưng hình như dân cư mạng NÓI HƠI QUÁ về vẻ đẹp của Làng nổi Tân Lập Long An thì phải. Mình không có ý chê trách khu du lịch này, tuy nhiên nhiều bạn cũng không nên viết bài review nếu như chưa thực sự đến nơi đó, và cũng không nên hết lời ca tụng khi mà vẻ đẹp của nó thì không xứng tầm.
Bài viết này được viết vào năm 2017, hi vọng trải qua thời gian, Khu du lịch làng nổi Tân Lập Long An sẽ thay đổi diện mạo, thay đổi cách làm du lịch, tạo ra những điểm nhấn mới để thu hút khách du lịch đến đây ngày một nhiều hơn, chứ bây giờ theo mình đây là một nổi buồn của ngành du lịch miền Tây Long An!

==> Miền Tây quê tui mùa nước nổi đi mãi chẳng hết điểm check-in

Đi làng nổi Tân Lập bằng xe máy/ xe ô to

  • Nếu các bạn đi xe máy thì đi Quốc lộ 1A để đến Tp.Tân An. Rẽ trái qua đường Hùng Vương ra Quốc lộ 62, đi thẳng hướng về Mộc Hóa là đến được làng nổi Tân Lập.
  • Đi Tỉnh lộ 10 để đến Đức Hòa (Long An), rẽ trái qua đường N2 đến Thủ Thừa, đi tiếp đến Quốc lộ 62 để đến Tân Lập.

Đi xe bus tới làng nổi Tân Lập

  • Ra bến xe chợ lớn đón số 628 về bến xe Tân An. Cứ 10-15p xuất bến 1 lần. Khoảng 1 tiếng rưỡi tới bến xe Tân An. Chuyến cuối về Sài gòn 7h15pm.
  • Từ bến xe Tân An, đi tuyến Tân Hưng – Tân An. Xe đi ngang cổng KDL sinh thái Tân Lập. Đi khoảng 1 tiếng 30 phút là tới cổng vào.
  • Chuyến cuối cùng về lại Tân An xuất bến dưới Tân Hưng (Mộc Hóa) 3h30pm và đi ngang cổng khoảng 30 – 40p sau đó . Ngoài ra có 1 tuyến Mộc Hóa – Tân An cũng chạy ngang KDL.
  • Bus 628: 14k/lượt/hành khách
  • Bus Tân Hưng – Tân An: 30k/lượt/hành khách đến làng nổi Tân Lập
  • Thuê xe limousine Thái Dương đi làng nỗi Tân Lập
  • Thuê xe một chiều đi làng nỗi Tân Lập

Tham khảo lịch trình chuyến đi Làng Nổi Tân Lập

Xuất phát từ Sài Gòn lúc 6h sáng , đi theo hướng QL1 vừa đi vừa nghỉ ăn sáng. Chúng tôi tới làng nổi Tân Lập khoảng 9h30 sáng

Thích thì đi thôi , và khu rừng tràm vẫn còn đúng chất hoang sơ cũng như cảnh đẹp hiện hữu đang có.

Nơi đây vừa được chuyển giao lại cho một đơn vị làm du lịch quản lý xây sửa. Một số khu vực đang được thi công để phục vụ du khách.

Đầu tiên mua vé vào cổng là 60k/người. Giá cũng khá chua . Xong mua thêm vé đi ghe nữa thêm 30k/người để được thả mình trên làn nước của rừng ngập mặn Tân Lập cùng cô thôn nữ “đưa đò”.

Đi bộ trên cung đường rợp bóng mát và thu hút bởi nét hoang sơ này.

Tham quan làng nổi Tân Lập

Cung đường tham quan rừng tràm dài khoảng 5km. Tuy nhiên thì mình nghĩ con đường chính chỉ kéo dài chừng 2km thôi và cung đường chính này đi theo hình chữ V. 1 lối vô và 1 lối ra.

Suốt đoạn đường đi bạn sẽ gặp 2 cây cầu . Thiệt ra thì chỗ này chụp hình có nhiều góc đẹp nhất

Điểm giao nhau là Tháp quan sát số 2. Từ đây bạn có thể ngắm toàn cảnh rừng ngập mặn Tân Lập.

Ở đường vô và đường ra, sẽ có các ngã rẽ, nhưng theo mình biết nếu đi sẽ là con đường cụt, đành phải quay lại. Vì thế, nếu để đi lạc ở đây thì cũng… không dễ.

Chắc vậy nên trên đường đi không có thêm nhân viên hỗ trợ.

Vô đây vừa đi vừa chụp hình thì chỉ cần 1 tiếng đến 2 tiếng là ra ngoài được rồi. Khi muốn về lại khu điều hành thì lưu số điện thoại mấy anh phục vụ là được.

Từ khu điều hành đi xuồng máy vô điểm tham quan chừng 5 phút thôi.

Ăn gì ở Làng Nổi Tân Lập

Nơi đây chưa có khu ẩm thực ngoài việc phục vụ các món ăn dân dã đơn thuần, chưa chú trọng nhiều về hình thức lẫn sự chuyên nghiệp như các khu du lịch khác.

Nhưng không vì thế mà bạn cảm nhận là tệ, vì nơi đây cũng mới bắt đầu thôi.

Các món ăn giá từ 50k đến 300k

Uống: từ 10k

Tổng chi phí chuyến đi Làng Nổi Tân Lập

  • Xăng xe 60k
  • Vé tham quan rừng tràm: 60k/người
  • Vé tham quan bằng xuồng: 30k/người
  • Ăn: dao động từ 50 – 300k
  • Uống: từ 10k
  • Nếu nhóm đông nên thuê xe
  • Nghỉ ngơi: võng 10k/võng
  • Ngoài ra cách làng nổi Tân Lập không xa cũng có vài điểm tham quan như Làng cổ Phúc Lộc Thọ.
  • Nằm trên đường ĐT824 thuộc Đức Hòa, Long An. Vé tham quan 40k, chỗ này cũng khá đẹp
  • Kết thúc chuyến đi với nhiều điều thú vị, nói chung là vui. Nơi đây vẫn còn xanh mướt những hàng tràm của vùng nước ngập mặn.

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

Lưu ý sau khi nhận xét

Trang web chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn.Mọi thứ rất an toàn, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Chấp nhận Đọc thêm