Kết quả đạt được: năm 2017, Du lịch Ðồng Tháp đón và phục vụ trên 3,3 triệu lượt du khách, đạt 122,22 % kế hoạch , tăng 23,19% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó: 80.000 khách quốc tế, đạt 114,28% kế hoạch năm, tăng 16,42% , 3,2 triệu khách du lịch nội địa, đạt 117,95% kế hoạch năm, tăng 24,12% . Tổng thu du lịch khoảng 650 tỷ đồng, đạt 130,04% kế hoạch năm, tăng 33,26 % .
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc
Năm 2017, là năm thứ ba triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020. Sau 3 năm triển khai thực hiện, du lịch Đồng Tháp đã có nhiều khởi sắc. Từ những thành công bước đầu đó, Du lịch Đồng Tháp đã rút ra được 7 bài học kinh nghiệm sau:
Thuê xe Limousine đi du lịch Đồng Tháp
– Một là, đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh, đề ra mục tiêu phù hợp, chủ động, tích cực, kiên trì thực hiện. Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo sâu sát, tập trung khảo sát, đánh giá kỹ, phân tích sự khác biệt về tài nguyên, cảnh quan và hệ sinh thái giữa Đồng Tháp và các tỉnh trong khu vực, chú trọng khai thác các yếu tố văn hóa đặc sắc để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, fkhông trùng lặp và hấp dẫn. –
Hai là, định vị, xây dựng sản phẩm du lịch khác biệt, hấp dẫn, tránh trùng lặp cho từng khu điểm để tạo sự phong phú và nét riêng cho du lịch tỉnh. Trong 3 năm qua, nhờ tập trung thực hiện theo chủ trương này nên đã cơ bản khắc phục những yếu kém trước đây về tình trạng sản phẩm du lịch trùng lặp gây nhàm chán, kém hấp dẫn đối với du khách.
– Ba là, sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, đoàn thể trong hệ thống chính trị cùng vào cuộc; hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng đồng khởi nghiệp cùng tham gia khai thác tiềm năng, phát triển du lịch theo hướng bền vững. Du lịch cộng đồng thời gian qua có bước phát triển đột phá, nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư các mô hình làm du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của một lượng lớn du khách.
– Bốn là, liên kết để cùng phát triển. Đồng Tháp tham gia vào cụm liên kết phía Đông của khu vực ĐBSCL, ký kết hợp tác với nhiều địa phương. Gắn sự thành công của du lịch Đồng Tháp với thành công chung của du lịch của các tỉnh, thành như Tiền Giang, Long An, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và quốc gia lân cận: Campuchia, Thái Lan.
– Năm là, xây dựng thương hiệu gắn chặt với truyền thông quảng bá, tạo dựng hình ảnh địa phương, tạo sức lôi cuốn cho du lịch tỉnh. Trong 3 năm qua, đã tập trung xây dựng thành công bước đầu thương hiệu du lịch “Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen”. Tạo dựng hình ảnh về con người Đồng Tháp “Đất Sen Hồng” hiền hòa, mến khách, chính quyền Đồng Tháp thân thiện, năng động, dám nghĩ, dám làm… để thu hút sự quan tâm của dư luận và hấp dẫn du khách. Kết hợp, huy động mọi phương tiện, bao gồm cả truyền thông truyền thống, cổ động trực quan, báo chí và tận dụng mạng xã hội để quảng bá.
– Sáu là, coi trọng xã hội hóa, đổi mới mô hình tổ chức quản lý khu điểm du lịch theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, xúc tiến kêu gọi đầu tư. Đến nay Đồng Tháp đã có 11 dự án đăng ký đầu tư với số vốn khái toán trên 2.500 tỷ đồng, tập trung các lĩnh vực trọng yếu gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, mua sắm, khu vui chơi giải trí…
– Bảy là, làm du lịch cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, tập trung cho những công việc tốn ít kinh phí đầu tư để làm trước. Cụ thể như: Công tác vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, phong cách phục vụ thân thiện; phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả nhân lực quản lý và nhân lực trực tiếp lao động trong các nhà hàng, khách sạn, khu điểm du lịch; nâng cao chất lượng, kỹ năng, tính chuyên nghiệp trong phục vụ; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức và các kiến thức, kỹ năng cơ bản về du lịch cho người lao động tại điểm đến, nơi cộng đồng, hộ làm du lịch cộng đồng